KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC: 2021-2022
MÔN: NGỮ VĂN 6
BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Cả năm: 35 tuần thực dạy (4 tiết/tuần) = 140 tiết
Học kì I: 18 tuần = 72 tiết (trong đó có 4 tiết kiểm tra giữa kì và cuối kì)
Học kì II: 17 tuần = 68 tiết (trong đó có 4 tiết kiểm tra giữa kì và cuối kì)
HỌC KÌ I
STT | Tên bài/chủ đề | Tên văn bản | Số tiết | Số thứ tự tiết | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú | |
1 | Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới
(2 tiết) |
Nói và nghe: | Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường THCS.
|
1 tiết | 1 | – Nhận biết được nội dung cơ bản của SGK NV6. | |
Đọc: | Khám phá một chặng hành trình | – Biết được một số phương pháp học tập môn NV | |||||
Viết: | Lập kế hoạch CLB đọc sách | 1 tiết | 2 | – Biết lập kế hoạch CLB đọc sách
– Có trách nhiệm với việc học tập của bản thân |
|||
2 | Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình
(14 tiết) |
Đọc:
(8tiết) |
– VB1: Thánh Gióng | 2 tiết | 3-4 | – Tìm hiểu khái niệm truyền thuyết, chi tiết, cốt truyện, nhân vật, tìm hiểu văn bản Thánh Gióng. | |
– VB2: Sự tích Hồ Gươm | 2 tiết | 5-6 | – Thực hành đọc – hiểu: Sự tích Hồ Gươm | ||||
Đọc kết nối chủ điểm:
Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn |
1 tiết | 7 | – Thực hành đọc kết nối chủ điểm với văn bản Thánh Gióng và Sự tích Hồ Gươm để hiểu hơn về chủ điểm: Lắng nghe lịch sử nước mình. | ||||
– Thực hành Tiếng Việt | 2 tiết | 8-9 | – Tìm hiểu từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy)
– Hoàn thành phần thực hành Tiếng Việt |
||||
Đọc mở rộng theo thể loại:
– Bánh chưng, bánh giầy |
1 tiết | 10 | – Nhận biết yếu tố truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, người kể qua văn bản Bánh chưng, bánh giầy. | ||||
Viết: | Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ | 3 tiết | 11-12-13 | – Tóm tắt được nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ tư duy. | |||
Nói và nghe: | Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có | 2 tiết | 14-15 | – Biết thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải quyết | |||
Ôn tập | 1 tiết | 16 | – Củng cố lại kiến thức về truyền thuyết | ||||
3 | Bài 2:
Miền cổ tích (12 tiết) |
Đọc:
(7tiết) |
– VB 1: Sọ Dừa | 2 tiết | 17-18 | – Tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích, phân biệt giữa truyền thuyết và cổ tích.
– Tìm hiểu văn bản Sọ Dừa |
|
– VB 2: Em bé thông minh | 2 tiết | 19-20 | – Thực hành đọc – hiểu: Em bé thông minh | ||||
Đọc kết nối chủ điểm:
Chuyện cổ nước mình |
1 tiết | 21 | – Thực hành đọc kết nối chủ điểm với văn bản Sọ Dừa và Em bé thông minh để hiểu hơn về chủ điểm: Miền cổ tích | ||||
– Thực hành Tiếng Việt | 1 tiết | 22 | – Nhận biết đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ.
– Biết cách sử dụng trạng ngữ để lien kết khi viết câu. |
||||
Đọc mở rộng theo thể loại:
– Non-bu và Heng-bu |
1 tiết | 23 | – Biết được một số yếu tố của truyện cổ tích: cốt truyện, nhân vật, người kể, lời nhân vật. | ||||
Viết: | Kể lại một truyện cổ tích | 2 tiết | 24-25 | – Hướng dẫn học sinh cách thức viết bài văn kể lại một truyện cổ tích (1 tiết)
– Thực hành viết bài văn (1 tiết) |
|||
Nói và nghe: | Kể lại một truyện cổ tích | 2 tiết | 26-27 | – Hướng dẫn học sinh cách thức kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em (1 tiết)
– Luyện nói trước lớp (1 tiết) |
|||
Ôn tập | 1 tiết | 28 | – Ôn lại kiến thức về truyện cổ tích | ||||
4 | Bài 3:
Vẻ đẹp quê hương (13 tiết) |
Đọc:
(7tiết) |
– VB 1: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương | 2 tiết | 29-30 | – Tìm hiểu đặc điểm thể thơ lục bát, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản, bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ.
– Tìm hiểu những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. |
|
– VB 2: Việt Nam quê hương ta | 2 tiết | 31-32 | – Thực hành đọc – hiểu: Việt Nam quê hương ta | ||||
Đọc kết nối chủ điểm:
Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng |
1 tiết | 33 | – Thực hành đọc kết nối chủ điểm với văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương và Việt Nam quê hương ta để hiểu hơn về chủ điểm: Vẻ đẹp quê hương | ||||
– Thực hành Tiếng Việt | 1 tiết | 34 | – Lựa chọn được từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản | ||||
Đọc mở rộng theo thể loại:
– Hoa bìm |
1 tiết | 35 | – Biết được số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp của thơ lục bát.
– Bước đầu nhận diện được từ ngữ và biện pháp tu từ nghệ thuật |
||||
– Ôn tập giữa kì I | 1 tiết | 36 | – Gợi ý trả lời những câu hỏi KT giữa kì I | ||||
– Kiểm tra giữa kì I | 2 tiết | 37-38 | |||||
Viết: | – Làm một bài thơ lục bát | 1 tiết | 39 | – Bước đầu làm được bài thơ lục bát | |||
– Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát | 2 tiết | 40-41 | – Biết chuẩn bị các bước ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: tìm ý, lập dàn ý, xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
– Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát |
||||
Nói và nghe: | – Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát | 2 tiết | 42-43 | – Trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát | |||
– Ôn tập | 1 tiết | 44 | – Ôn lại kiến thức về những bài tập đã làm | ||||
5 | Bài 4:
Những trải nghiệm trong đời (13 tiết)
|
Đọc:
(8tiết) |
– VB 1: Bài học đường đời đầu tiên | 2 tiết | 45-46 | – Tìm hiểu khái niệm truyện đồng thoại, phân biệt giữa cổ tích và đồng thoại.
– Tìm hiểu văn bản: Bài học đường đời đầu tiên |
|
– VB 2: Giọt sương đêm | 2 tiết | 47-468 | – Thực hành đọc – hiểu: Giọt sương đêm | ||||
Đọc kết nối chủ điểm:
– Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ |
1 tiết | 49 | – Thực hành đọc kết nối chủ điểm với văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Giọt sương đêm để hiểu hơn về chủ điểm: Những trải nghiệm trong đời
|
||||
– Thực hành Tiếng Việt | 2 tiết | 50-51 | – Nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
– Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. |
||||
Đọc mở rộng theo thể loại:
– Cô Gió mất tên |
1 tiết | 52 | – Nhận viết được thể loại vb, tình cảm, cảm xúc của người viết qua ngôn ngữ vb
– Tóm tắt ngắn gọn nội dung vb |
||||
Viết: | – Kể lại một trải nghiệm của bản thân | 2 tiết | 53-54 | – Hướng dẫn học sinh cách thức viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
– Đảm bảo được các bước làm bài văn tự sự: tìm ý, lập dàn ý, xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm – Viết được một trải nghiệm của bản thân dùng ngôi kể thứ nhất để kể. |
|||
Nói và nghe: | – Kể lại một trải nghiệm của bản thân | 2 tiết | 55-56 | – Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân | |||
– Ôn tập | 1 tiết | 57 | – Ôn lại kiến thức về những bài tập đã làm | ||||
6 | Bài 5:
Trò chuyện cùng thiên nhiên (12 tiết) |
Đọc:
(8 tiết) |
– VB 1: Lao xao ngày hè | 2 tiết | 58-59 | – Tìm hiểu về thể loại hồi kí, biết được hình thức ghi chép, cách kể việc, người kể dùng ngôi thứ nhất của hồi kí.
– Nhận biết chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết qua ngôn ngữ vb. |
|
– VB 2: Thương nhớ bầy ong | 2 tiết | 60-61 | – Thực hành đọc – hiểu: Thương nhớ bầy ong
– Bước đầu nhận diện thể loại hồi kí, cách dùng ngôn ngữ, hình ảnh để để diễn tả tâm trạng của nhân vật. |
||||
Đọc kết nối chủ điểm:
– Đánh thức trầu |
1 tiết | 62 | – Thực hành đọc kết nối chủ điểm với văn bản Lao xao ngày hè và Thương nhớ bầy ong để hiểu hơn về chủ điểm: Trò chuyện cùng thiên nhiên | ||||
– Thực hành Tiếng Việt | 2 tiết | 63-64 | – Nhận biết được biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
– Tác dụng của của ẩn dụ, hoán dụ. – Vận dụng được biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong nói và viết
|
||||
Đọc mở rộng theo thể loại:
– Một năm ở tiểu học |
1 tiết | 65 | – Nhận biết được thể loại, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí. | ||||
Viết: | – Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt | 2 tiết | 66-67 | – Viết được vb đảm bảo các bước tìm ý, lập dàn ý, xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
– Viết được bài tả cảnh sinh hoạt |
|||
Nói và nghe: | – Trình bày về một cảnh sinh hoạt | 1 tiết | 68 | – Nghe và nói về cảnh sinh hoạt | |||
– Ôn tập | 1 tiết | 69 | – Ôn lại kiến thức về những bài tập đã làm | ||||
Ôn tập cuối kì I | Ôn tập cuối kì I | 1 tiết | 70 | – Gợi ý trả lời các câu hỏi ôn tập HKI | |||
Kiểm tra cuối kì I | Kiểm tra cuối kì I | 2 tiết | 71-72 | ||||
TC | 72 tiết |